QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1. Đặc tính nông sinh học
Lúa lai 3 dòng Đại Dương 8 có thời gian sinh trưởng vụ xuân: 130- 135 ngày. Vụ mùa: 103- 108 ngày.
- Khả năng đẻ nhánh khỏe, tập trung.
- Khả năng chống đổ tốt, kháng khá với một số loại sâu bệnh hại chính.
- Bông dài, trỗ gọn và thoát cổ bông, tỷ lệ hạt chắc cao.
- Khối lượng 1.000 hạt đạt 27 gram.
- Năng suất: 70 - 80 tạ/ha.
- Hạt gạo trong, dài. Cơm trắng mềm và ngon.
2. Ngâm ủ
- Dùng nước sạch để ngâm hạt giống.
- Thời gian ngâm: nếu thời tiết ấm 25 - 30ºC ngâm từ 12 đến 14 tiếng, nếu thời tiết lạnh 15 - 20ºC ngâm từ 18 - 24 tiếng, khi ngâm cứ 6 - 8 tiếng thay nước một lần.
- Khi hạt thóc no nước thì đem đãi sạch, để dáo nước rồi đem đi ủ (lưu ý: không ủ trong bao tải dứa hoăc túi ni lông), khi ủ nếu hạt thóc khô thì cần tưới ẩm.
- Khi hạt thóc nứt nanh cần kiểm tra nhiệt độ nếu hạt thóc quá nóng thì cần đảo đều, rải mỏng để hạ nhiệt độ tránh bị thối mầm.
- Khi mầm dài bằng ½ hạt thóc thì đem gieo.
3. Thời vụ: Với tỉnh ĐBSH và trung du miền núi: Vụ xuân: 25/1 -10/2, vụ mùa : 10/6 - 25/6. Thời vụ gieo cấy cụ thể áp dụng theo lịch gieo cấy của từng địa phương.
4. Mật độ cấy
- Cấy 35- 40 khóm/m², cấy 1 - 2 dảnh/khóm, cấy nông tay.
- Gieo sạ sử dụng 3- 4 kg hạt giống/1.000 m².
5. Phân bón
Loại phân Sào Bắc bộ (360 m²) Sào Trung bộ (500 m²) Ha (10.000 m²)
Phân chuồng 300 - 350 kg 400 - 500 kg 8 - 10 tấn
Phân lân 14 - 16 kg 20 - 22 kg 400 - 450 kg
Phân đạm 8 - 9 kg 10 - 12 kg 200 - 250 kg
Phân kaly 7 - 8 kg 9 - 11 kg 180 - 220 kg
6. Cách bón
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân lân, 25% phân đạm.
- Bón thúc đợt 1: Sau cấy 7 - 15 ngày lúa bén rễ hồi xanh, bón 50% phân đạm và 50% phân kali.
- Bón thúc đợt 2: Trước trỗ 20 - 25 ngày, bón nốt lượng phân còn lại.
7. Phòng trừ sâu bệnh
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm các loại sâu bệnh phòng trừ kịp thời. Các loại sâu bệnh như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn…